Hiểu đúng tiêu chuẩn độ dốc thoát nước mái bằng nhà phố

Mái bằng là loại mái nhà phổ biến hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà phố đẹp hiện đại. Hệ thống thoát nước mái bằng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuổi thọ và tính thẩm mỹ của công trình. Thiết kế tuân thủ tiêu chuẩn hệ thống thoát nước mái bằng sẽ giúp thoát nước mưa nhanh chóng, tránh tình trạng ứ đọng nước, gây thấm dột, ảnh hưởng đến kết cấu và nội thất của công trình.

Tiêu chuẩn độ dốc thoát nước mái bằng
Tiêu chuẩn độ dốc thoát nước mái bằng

Vì sao phải lắp đặt hệ thống thoát nước trên mái nhà?

  • Ngăn ngừa thấm dột: Hệ thống thoát nước hiệu quả giúp nước mưa không đọng lại trên mái, từ đó tránh được hiện tượng thấm dột vào bên trong nhà.
  • Kiểm soát dòng chảy: Nếu không làm hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà, nước mưa có thể chảy sang đất nhà kề. Nếu bố trí hợp lý, có thể kiểm soát được dòng chảy.
  • Bảo vệ kết cấu: Nước đọng trên mái trong thời gian dài có thể gây ăn mòn và làm suy yếu kết cấu mái, giảm tuổi thọ công trình.
  • Đảm bảo vệ sinh: Tránh tình trạng nước đọng lâu ngày tạo điều kiện cho rêu mốc, vi khuẩn phát triển.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Mái nhà không bị ứ đọng nước sẽ giữ được vẻ đẹp và màu sắc ban đầu lâu hơn.
  • Tận dụng không gian: Với mái bằng được thiết kế thoát nước tốt, có thể tận dụng làm sân thượng hoặc vườn trên mái.

Xem thêm: Cách tính độ dốc mái nhật hợp lý chi tiết

Hệ thống thoát nước hiệu quả giúp nước mưa không đọng lại trên mái bằng
Hệ thống thoát nước hiệu quả giúp nước mưa không đọng lại trên mái bằng

Tiêu chuẩn độ dốc thoát nước mái bằng

Độ dốc mái bằng là tỷ lệ phần trăm giữa chênh lệch độ cao và chiều dài mặt phẳng. Công thức tính độ dốc thoát nước mái bằng như sau:

Độ dốc (%) = (Chênh lệch độ cao mái / Chiều dài mái) x 100

Ví dụ: Nếu chiều dài mái là 10m và muốn tạo độ dốc 3%, điểm cao nhất của mái sẽ cao hơn điểm thấp nhất 30cm (10m x 3% = 0.3m = 30cm).

Theo TCVN 5649:2011 về Quy trình thi công kết cấu mái bê tông cốt thép và mái lợp ngói, độ dốc thoát nước mái bằng thường nằm trong khoảng từ 0,5% đến 5%. Tuy nhiên, việc lựa chọn độ dốc cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích mái, lượng mưa trung bình tại khu vực, vật liệu lợp mái, khả năng chịu tải của kết cấu và yêu cầu thẩm mỹ của công trình.

Cụ thể:

  • Độ dốc tối thiểu: 0,5% (tương đương 5mm/1000mm)
  • Độ dốc tối đa: 5% (tương đương 50mm/1000mm)
  • Độ dốc phổ biến và khuyến nghị: 1% – 2% (10-20mm/1000mm)

Xem thêm: Cách tính chiều cao mái thái? Kết cấu mái thái và cách lợp mái thái đúng chuẩn

Độ dốc mái bằng là tỷ lệ phần trăm giữa chênh lệch độ cao và chiều dài mặt phẳng
Độ dốc mái bằng là tỷ lệ phần trăm giữa chênh lệch độ cao và chiều dài mặt phẳng

Phương pháp tạo độ dốc thoát nước mái bằng

Tạo độ dốc thoát nước mưa cho mái bằng là quá trình thiết kế và thi công để mặt mái có một độ nghiêng nhất định, giúp nước mưa chảy đi dễ dàng thay vì đọng lại trên mái. Đây là bước quan trọng để ngăn ngừa tình trạng thấm dột và bảo vệ công trình.

Có hai phương pháp chính để thiết kế độ dốc thoát nước cho mái bằng là tạo dốc bằng kết cấu chịu lực và tạo dốc bằng lớp vật liệu phụ.

Tạo dốc bằng kết cấu chịu lực xây nghiêng

  • Phần kết cấu chịu lực mái bằng (thường là bê tông cốt thép) sẽ được xây dựng nghiêng từ đầu. Thay vì làm dầm ngang bằng phẳng, người ta thiết kế các dầm có độ nghiêng nhất định. Khi đổ bê tông lên các dầm này, mặt mái sẽ tự nhiên có độ dốc.
  • Nếu sử dụng các tấm bê tông đúc sẵn, có thể bố trí chúng theo hướng ngang với độ cao khác nhau để tạo thành mặt nghiêng.
Phần kết cấu chịu lực mái bằng sẽ được xây dựng nghiêng từ đầu
Phần kết cấu chịu lực mái bằng sẽ được xây dựng nghiêng từ đầu

Tạo phẳng cho kết cấu chịu lực và thêm lớp điều chỉnh độ dốc nghiêng

  • Kết cấu chịu lực được xây dựng phẳng, sau đó thêm một lớp vật liệu nhẹ bên trên để điều chỉnh độ dốc. Trên mặt sàn bê tông phẳng, người ta đổ thêm một lớp vật liệu nhẹ như bê tông nhẹ hoặc bê tông xốp. Lớp này được đổ dày hơn ở một đầu và mỏng dần về phía đầu còn lại, tạo thành mặt nghiêng.
  • Tương tự như cách trên, có thể thay vật liệu nhẹ bằng vữa xi măng thông thường. Lớp vữa này được trát dày mỏng khác nhau để tạo độ dốc.

Khi nói mái bằng có độ dốc 2-5%, nghĩa là cứ 100cm chiều dài, mặt mái sẽ cao lên từ 2-5cm.

Bằng cách tạo độ dốc như vậy, nước mưa sẽ tự động chảy về phía thấp hơn, nơi đặt các ống thoát nước, giúp mái luôn khô ráo và bảo vệ công trình khỏi nguy cơ thấm dột.

Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu nhà mái bằng có thể bố trí ở trong hoặc ngoài
Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu nhà mái bằng có thể bố trí ở trong hoặc ngoài

Tổ chức hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu mái bằng

  • Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu nhà mái bằng có thể bố trí ở trong hoặc ngoài. Có thể sử dụng máng đối với các công trình thấp lượng mưa ít.
  • Thoát nước mưa bên trong nhà là giải quyết thu nước mưa trên mái, tập trung vào các ống đứng ở phía trong nhà, đảm bảo thoát nước nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà bên trong nhà rất phức tạp khi xảy ra dột rất khó sửa chữa. Một ống nước đứng 100mm có thể phục vụ một diện tích mái từ 70 đến 120m2, tùy lượng mưa từng địa phương.
  • Để thoát nước mưa hiệu quả, cần lắp đặt máng nước (sênô) BTCT bên dưới dọc theo mái bằng. Máng nước nghiêng dốc 1-2% dẫn nước mưa đến phễu thu có rọ chắn rác. Phễu thu nối với ống đứng, dẫn nước xuống đất qua cống rãnh.

Hệ thống thoát nước mưa trên nhà mái bằng

Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu nhà mái bằng có thể bố trí ở trong hoặc ngoài
Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu nhà mái bằng có thể bố trí ở trong hoặc ngoài

Cấu tạo sênô, phễu thu và ống đứng thoát nước mái bằng

Các thành phần chính tổ chức hệ thống thoát nước mưa mái bằng gồm sênô, phễu thu và ống đứng:

  • Sênô (máng nước): Thu nước từ mặt mái và dẫn về phễu thu.
  • Phễu thu: Điểm tập trung nước từ sênô và dẫn vào ống đứng.
  • Ống đứng: Dẫn nước từ phễu thu xuống hệ thống thoát nước mặt đất.

Cấu tạo sênô

  • Có thể làm BTCT lắp ghép kiểu panen chữ U hoặc BTCT toàn khối chống thấm.
  • Lòng seno phải đảm bảo có chiều sâu chứa nước tối thiểu là 200mm và chiều rộng tối thiểu là 200mm. Trát vữa xi măng cát mác 50, đánh màu xi măng nguyên chất và tạo độ dốc i = 1 đến 2% về phía phễu thu.
  • Nếu là seno lắp ghép thì chú ý vị trí giáp nhau giữa mép seno và mái phải sử dụng lớp bê tông chống thấm và phải cao hơn vị trí ống trần lớn hơn hoặc bằng 10cm.
Cấu tạo sênô
Cấu tạo sênô

Phễu thu và lưới chắn rác

  • Phễu thu là bộ phận đầu tiên của hệ thống đường ống thu nước mưa, đặt ở vị trí thuận lợi tăng thẩm mỹ cũng như khả năng thoát nước nhanh chóng. Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà với phễu thu là một đoạn ống phía trên miệng loe rộng để thu nước nhanh từ seno chảy vào, và phía dưới là một đoạn ống tròn thẳng.
  • Trên miệng phễu thu thường được lắp lưới chắn rác, thường được đan bằng nan thép thành hình cầu hoặc là các tấm bằng gang có đục lỗ hay xẻ rãnh.
Phễu thu và lưới chắn rác
Phễu thu và lưới chắn rác

Ống đứng

  • Là đoạn ống nối tiếp từ phễu thu đi xuống đất. Có đường kính lớn hoặc bằng 100mm.
  • Thông thường tính sơ bộ cứ 100m2 mái cần 1 ống đứng ø100. Vậy cần chú ý để bố trí trên mặt bằng và mặt đứng để đảm bảo thẩm mỹ của ngôi nhà.
  • Đối với các công trình có quy mô, tính chất và kết cấu mái khác nhau thì vị trí và kết cấu hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà cũng khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần có sự tìm hiểu sâu sắc và hoàn chỉnh để khi nghiệm thu, kiểm tra thi công sao cho phù hợp đảm bảo vững chắc.
Ống đứng thu nước mái bằng
Ống đứng thu nước mái bằng

Lưu ý khi thiết kế và thi công hệ thống thoát nước mái bằng

Các lưu ý này giúp đảm bảo hệ thống thoát nước mái bằng hoạt động hiệu quả, kéo dài tuổi thọ công trình và giảm thiểu nguy cơ thấm dột.

Lựa chọn vật liệu chống thấm

Việc chọn vật liệu chống thấm đúng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả thoát nước và bảo vệ nhà mái bằng. Có hai loại vật liệu chính:

Màng chống thấm:

  • HDPE (High-Density Polyethylene): Đây là loại nhựa polyethylene mật độ cao, có độ bền và khả năng chống thấm tốt, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết.
  • PVC (Polyvinyl Chloride): Có tính linh hoạt cao, dễ thi công và có tuổi thọ lâu dài.
  • Màng bitum biến tính APP/SBS: Đây là loại màng chống thấm gốc dầu, trong đó APP (Atactic Polypropylene) giúp tăng khả năng chịu nhiệt, còn SBS (Styrene Butadiene Styrene) giúp tăng độ đàn hồi ở nhiệt độ thấp.

Vữa chống thấm:

  • Xi măng polymer: Là loại vữa được trộn thêm các hạt polymer, giúp tăng khả năng bám dính và độ đàn hồi, phù hợp cho các bề mặt có khả năng co giãn nhẹ.
  • Vữa thẩm thấu tinh thể: Loại vữa này có khả năng tạo ra các tinh thể trong bê tông, lấp đầy các lỗ rỗng và ngăn nước thấm qua.
Số lượng điểm thoát nước tối thiểu trên mỗi sàn mái bằng là 2 điểm
Số lượng điểm thoát nước tối thiểu trên mỗi sàn mái bằng là 2 điểm

Bố trí các điểm thoát nước sàn mái bằng

Việc bố trí đúng các điểm thoát nước giúp đảm bảo nước được thoát nhanh chóng, tránh tình trạng ứ đọng.

  • Khoảng cách tối đa giữa các điểm thoát nước là 15m: Quy định này nhằm đảm bảo nước không phải di chuyển quá xa để đến điểm thoát, giảm nguy cơ ứ đọng.
  • Số lượng điểm thoát nước tối thiểu là 2 điểm/mái: Việc có ít nhất 2 điểm thoát nước giúp tạo hệ thống dự phòng. Nếu một điểm bị tắc nghẽn, nước vẫn có thể thoát qua điểm còn lại.
Cấu tạo phễu thu và lưới chắn rác bằng tôn cho mái bằng
Cấu tạo phễu thu và lưới chắn rác bằng tôn cho mái bằng

Bảo trì và vệ sinh định kỳ

Bảo trì thường xuyên là chìa khóa để duy trì hiệu quả của hệ thống thoát nước mái bằng.

  • Kiểm tra và vệ sinh hệ thống ít nhất 2 lần/năm: Thông thường nên thực hiện vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Việc kiểm tra bao gồm xem xét tình trạng của màng chống thấm, các mối nối, và độ dốc của mái.
  • Loại bỏ rác, lá cây và các vật cản khác trong sênô và phễu thu: Rác và lá cây tích tụ có thể gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Việc loại bỏ chúng giúp đảm bảo nước có thể chảy tự do.

Xem thêm: Mái thái đua ra bao nhiêu là đẹp? Cách tính diện tích mái thái đua ra

Mẫu nhà phố mái bằng trồng lớp
Mẫu nhà phố mái bằng trồng lớp

Tiêu chuẩn những độ dốc khác trong nhà phố

Độ dốc mái nhà phố

Tùy theo lợp tôn hay ngói mà mái nhà phố có độ dốc thích hợp.

  • Với mái tôn, độ dốc tối thiểu là 10% (tỷ lệ độ cao trên chiều dài là 1/10) và 30% đối với mái lợp ngói. Thiết kế mái ngói, độ dốc của viên ngói sẽ thấp hơn độ dốc mái.
  • Nếu thiết kế thấp hơn độ dốc tối thiểu, nước mưa có thể len vào nhà qua những chỗ ghép ngói và gây dột.

Độ dốc xuống tầng hầm

  • Dựa trên cơ sở chiều dài của con dốc để đưa ra độ dốc này bao nhiêu, độ dốc này tối đa là 20% để khỏi phải đi xuống quá gắt.
  • Nên thiết kế dốc thoai thoải khi nhà có diện tích dành cho tầng hầm để tạo cảm giác thông thoáng và di chuyển dễ dàng hơn.
  • Độ cao thông thủy tối thiểu từ sàn đến trần hoặc đà cho nhà phố và biệt thự là 2,2m, đảm bảo sự thoải mái và lưu thông không khí tốt trong không gian sống.

Độ dốc sàn mái bê tông, sàn vệ sinh

  • Việc thoát nước cho mái bằng, sàn quan trọng, độ dốc tối thiểu là 0,5% (5mm/1.000mm). Tuy nhiên, độ dốc này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa thế và còn ảnh hưởng đến thao tác thi công của người thợ.
  • Nếu diện tích bề mặt sân, sàn quá lớn, phải tách ra làm nhiều hướng thoát nước để nước rút nhanh.
  • Đối với nhà vệ sinh, vì diện tích nhỏ và để nước thoát nhanh, nên tạo dốc 1-2%; đồng thời, miệng thu nước đặt thấp hơn sàn (tại vị trí đó) khoảng 10mm.

Độ dốc cầu thang

Kích thước bậc thang ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và thoải mái khi di chuyển.

  • Theo nguyên tắc, tổng chiều cao bậc (h) và chiều rộng mặt bậc (m) nên bằng 65cm (bước chân trung bình). Tuy nhiên, để phù hợp với mọi người, chiều cao bậc nên từ 16-18cm, mặt bậc rộng 25-30cm.
  • Việc thiết kế bậc quá cao (trên 18cm) có thể gây khó khăn cho người già, trẻ em và người có vấn đề vận động.
  • Ngoài ra, độ dốc cầu thang lý tưởng là 30-35 độ, tạo cảm giác thoải mái và an toàn khi di chuyển.

Thiết kế và xây dựng hệ thống thoát nước mưa đúng tiêu chuẩn độ dốc thoát nước mái bằng có vai trò quan trọng đảm bảo độ bền vững và thẩm mỹ cho thiết kế nhà đẹp. Cần chú ý các yếu tố về độ dốc, hệ thống seno, phễu thu và ống đứng để đảm bảo hiệu quả thoát nước và tránh các vấn đề thấm dột, mất vệ sinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *