9 mô hình nhà chống lũ thiết kế an toàn và tiện nghi

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phải đối mặt với những trận lũ lụt ngày càng nghiêm trọng, và mới đây nhất là trận lũ ống lũ quét đã gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản sau siêu bão Yagi. Để đảm bảo an toàn cho gia đình và tài sản của mình, nhiều người đang tìm kiếm các giải pháp chống lũ hiệu quả. Một trong những lựa chọn phổ biến hiện nay là nhà chống lũ.

9 mô hình nhà chống lũ thiết kế an toàn và tiện nghi
9 mô hình nhà chống lũ thiết kế an toàn và tiện nghi

Nhà chống lũ là gì?

Nhà chống lũ là loại nhà được thiết kế đặc biệt để chống chịu trước tình trạng ngập lụt và lũ lụt, giúp bảo vệ người ở, tài sản và sinh hoạt hàng ngày khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai. Các mô hình nhà chống lũ thường có nền cao, được xây trên cột bê tông hoặc có khả năng nổi, giúp ngăn ngừa nước lũ tràn vào bên trong.

Xem thêm: Dấu hiệu móng nhà bị lún – Nguyên nhân và cách xử lý chi tiết

Nhà chống lũ là loại nhà được thiết kế đặc biệt để chống chịu trước tình trạng ngập lụt và lũ lụt
Nhà chống lũ là loại nhà được thiết kế đặc biệt để chống chịu trước tình trạng ngập lụt và lũ lụt

Tại những nơi ít xảy ra lũ lụt, xây dựng nhà chống lũ có thể không bắt buộc nhưng vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc. Lý do là thiên tai ngày càng trở nên khó dự đoán do biến đổi khí hậu, và các khu vực từng không có lũ có thể phải đối mặt với rủi ro trong tương lai, điển hình như siêu bão Yagi đã gây thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng cho các tỉnh miền Bắc vào tháng 9/2024, gần như chưa từng có trong lịch sử. Ứng dụng mô hình nhà chống lũ sẽ đảm bảo sự an toàn và bền vững về lâu dài.

Tuy nhiên, tại những khu vực này, có thể áp dụng những biện pháp phòng chống lũ đơn giản và tiết kiệm hơn, như xây dựng hệ thống thoát nước tốt, nâng cao nền nhà hoặc sử dụng vật liệu chống nước. Những giải pháp này vừa giúp gia tăng độ an toàn vừa không tốn quá nhiều chi phí.

Vì sao phải xây nhà chống lũ?

Xây dựng nhà chống lũ là cực kỳ cần thiết ở những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là các khu vực miền Trung, Tây Nguyên, hoặc đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam.

Bảo vệ con người

Lũ lụt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do nước dâng cao đột ngột. Nhà chống lũ giúp tạo môi trường an toàn, bảo vệ người ở khỏi nguy cơ chết đuối hoặc gặp tai nạn.

Bảo vệ tài sản

Lũ lụt có thể gây hư hại đến tài sản, như đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại, và công trình kiến trúc. Nhà chống lũ được thiết kế để tránh nước tràn vào nhà, bảo vệ tài sản không bị hư hỏng.

Xây dựng nhà ở chống lũ là cực kỳ cần thiết ở những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai
Xây dựng nhà ở chống lũ là cực kỳ cần thiết ở những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai

Giảm thiểu thiệt hại kinh tế

Lũ lụt thường gây thiệt hại lớn về kinh tế do phải chi phí nhiều để sửa chữa hoặc xây lại nhà cửa. Nhà chống lũ giúp giảm thiểu thiệt hại và chi phí tái thiết sau mỗi trận lũ.

Tăng cường khả năng tự chủ

Những ngôi nhà chống lũ thường được thiết kế với hệ thống năng lượng tái tạo hoặc nước sạch dự trữ, giúp gia đình vẫn có thể sinh hoạt trong thời gian dài khi có thiên tai.

Các mô hình nhà chống lũ cực an toàn với chi phí tiết kiệm tối ưu

Nhà kê nền cao

Nhà chống lũ truyền thống tại miền Trung Việt Nam thường được xây dựng trên nền cao, với vật liệu chính là gỗ và tre. Các gia đình thường tận dụng vật liệu sẵn có và nâng nhà lên để tránh tình trạng ngập lụt. Mô hình này không chỉ mang tính văn hóa mà còn có tính khả dụng cao ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của loại nhà này là khả năng chịu đựng bão và mưa lớn vẫn còn thấp.

Một điểm đặc biệt của nhà truyền thống là khả năng điều chỉnh độ cao của nhà tùy theo mức nước lũ. Để đảm bảo tính ổn định và an toàn, các gia đình cần đầu tư thêm vào phần móng nhà và cải thiện kết cấu chịu lực. Như vậy, ngôi nhà sẽ có thể chống chịu tốt hơn trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

  • Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ xây dựng, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có.
  • Nhược điểm: Chưa chống chịu tốt với bão lớn, không phù hợp với đô thị.

Xem thêm: 45+ Ý tưởng thiết kế mẫu tường rào biệt thự hiện đại đẹp 2024

Mô hình nhà kê nền cao chống lũ
Mô hình nhà kê nền cao chống lũ

Nhà chống lũ cột bê tông

Đây là mô hình nhà chống lũ hiện đại và phổ biến hơn trong những năm gần đây. Nhà được xây dựng trên các cột bê tông cao, giúp nâng phần nhà chính lên khỏi mặt đất. Các cột bê tông không chỉ tăng cường khả năng chống lũ mà còn giúp nhà chịu được gió bão mạnh. Mô hình này phù hợp với cả khu vực nông thôn và đô thị.

Ngoài việc tăng độ cao cho nhà, việc sử dụng vật liệu bê tông giúp ngôi nhà thêm phần kiên cố. Các gia đình có thể tích hợp thêm hệ thống thoát nước tự động, giúp giảm thiểu rủi ro nước tràn vào nhà.

  • Ưu điểm: Kiên cố, an toàn, chịu được bão mạnh.
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng cao hơn, cần không gian lớn.
Nhà chống lũ cột bê tông
Nhà chống lũ cột bê tông

Nhà phao

Nhà phao là một trong những mô hình mới lạ và sáng tạo, đặc biệt phù hợp với khu vực đồng bằng hoặc ven sông, nơi có nguy cơ ngập lụt cao. Nhà được thiết kế với hệ thống phao nổi, cho phép ngôi nhà tự động nâng lên khi mực nước dâng cao. Đây là giải pháp thích hợp cho các gia đình sống gần sông, hồ hoặc vùng nước lớn.

Với công nghệ tiên tiến, các ngôi nhà nổi ngày nay có thể tích hợp hệ thống phao bằng vật liệu nhựa cứng, đảm bảo an toàn và tuổi thọ cao. Mô hình này không chỉ giúp gia đình tránh ngập mà còn tận dụng được không gian nước để phát triển kinh tế.

  • Ưu điểm: Linh hoạt, thích ứng tốt với mực nước thay đổi.
  • Nhược điểm: Phụ thuộc vào môi trường nước, khó áp dụng ở vùng đất cao.
Mô hình nhà phao chống lũ
Mô hình nhà phao chống lũ

Nhà tre chống lũ

Nhà tre chống lũ do H&P Architects thiết kế từng vinh danh tại giải thưởng quốc tế IAA năm 2014. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà và Trần Ngọc Phương, cựu sinh viên K97 Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo. Trước đó, thiết kế này cũng góp mặt trong Top 10 thiết kế tre sáng tạo nhất toàn cầu do Designboom bình chọn.

Mô hình nhà tre chống lũ
Mô hình nhà tre chống lũ

Ngôi nhà được dựng lên từ những thanh tre có kích thước tiêu chuẩn, lắp ghép đơn giản mà chắc chắn. Kiến trúc nguyên khối này hoàn toàn có thể chịu được mực nước lũ lên đến 1,5m. Các kiến trúc sư còn ấp ủ ý tưởng phát triển mẫu nhà có khả năng chịu lũ cao hơn, lên tới 3m.

Không gian bên trong nhà linh hoạt, có thể điều chỉnh để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như nhà ở, trường học, trạm y tế hoặc trung tâm cộng đồng. Thời gian thi công dự kiến khoảng 25 ngày với chi phí khoảng 60 triệu đồng.

  • Ưu điểm: Ngôi nhà có thể dễ dàng lắp ghép và điều chỉnh không gian, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của cộng đồng.
  • Nhược điểm: Tuổi thọ hạn chế do tre dễ bị mối mọt, mục nát khi tiếp xúc thường xuyên với nước và môi trường ẩm ướt.
Nguyên lý hoạt động của nhà tre
Nguyên lý hoạt động của nhà tre

Nhà hai gác có chỗ trú cho gia súc

Mô hình nhà hai gác có chỗ cho gia súc được áp dụng rộng rãi tại các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lớn, đặc biệt là những nơi trũng 1,5 – 3m người dân kết hợp chăn nuôi gia súc. Thiết kế này cho phép cả người và vật nuôi có thể an toàn trong mùa lũ.

Nhà được xây dựng với cầu thang ngoài rộng rãi, giúp trâu, bò, dê dễ dàng di chuyển lên tầng gác khi nước dâng cao. Phần chiếu nghỉ của cầu thang được thiết kế để trở thành nơi trú ẩn an toàn cho gia súc. Đồng thời, cầu thang ngoài cũng là lối vào thuận tiện cho công tác cứu hộ khi xảy ra lũ lụt.

Phần dưới của nhà có thể được tận dụng để chứa thức ăn cho gia súc và các vật dụng khác. Nhờ thiết kế thông minh này, người dân không chỉ bảo vệ được tài sản mà còn đảm bảo cuộc sống sinh hoạt diễn ra bình thường ngay cả trong mùa mưa lũ.

  • Ưu điểm: Thiết kế đơn giản, sử dụng vật liệu dễ kiếm, cả người và vật nuôi đều được bảo vệ an toàn trong mùa lũ
  • Nhược điểm: Cần một không gian đủ rộng để xây dựng cầu thang và khu vực trú ẩn cho gia súc.
Kiến trúc nhà hai gác có chỗ trú cho gia súc
Kiến trúc nhà hai gác có chỗ trú cho gia súc

Nhà chống lũ lắp ghép bằng khung thép

Nhà lắp ghép chống lũ là giải pháp mới, được nhiều tổ chức từ thiện và phi chính phủ áp dụng trong các dự án hỗ trợ người dân vùng lũ. Nhà được lắp ghép từ các module sẵn có, dễ dàng lắp ráp và tháo dỡ. Với khả năng lắp đặt nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, mô hình này đang dần trở nên phổ biến tại nhiều khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Một lợi thế lớn của nhà lắp ghép là khả năng vận chuyển dễ dàng, cho phép xây dựng nhà tại các khu vực khó tiếp cận. Vật liệu sử dụng trong nhà lắp ghép thường là vật liệu tái chế như khung thép, container,… giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải.

  • Ưu điểm: Lắp ráp nhanh, tiết kiệm chi phí.
  • Nhược điểm: Không phù hợp với các vùng có nguy cơ bão lớn.
Nhà chống lũ lắp ghép bằng khung thép
Nhà chống lũ lắp ghép bằng khung thép

Nhà có hệ thống cửa chống ngập

Hệ thống cửa chống ngập là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những tác động của lũ lụt. Các tấm chắn cửa thường được thiết kế với cơ chế đơn giản từ từ vật liệu cứng cáp, kín khít, ngăn chặn hiệu quả nước tràn vào nhà qua các khe hở của cửa, dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ bằng tay.

Hệ thống cửa chống ngập có thể được thiết kế và sản xuất để phù hợp với nhiều loại cửa khác nhau, từ cửa gỗ đến cửa nhôm, cửa kính, đáp ứng nhu cầu của đa dạng kiến trúc nhà ở.

  • Ưu điểm: So với các giải pháp chống ngập khác như nâng nền nhà, xây tường bao quanh, hệ thống cửa chống ngập thường có chi phí đầu tư thấp hơn.
  • Nhược điểm: Hệ thống cửa chống ngập chủ yếu có tác dụng ngăn chặn nước tràn vào nhà trong thời gian ngắn. Đối với các khu vực thường xuyên bị ngập lụt kéo dài, bạn cần kết hợp với các biện pháp chống ngập khác như nâng nền nhà, xây tường bao quanh.
Nhà có hệ thống cửa chống ngập
Nhà có hệ thống cửa chống ngập

Nhà trên cột cao

Nhà trên cột cao, hay còn gọi là nhà sàn, là một kiến trúc truyền thống của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình này đã được điều chỉnh và phát triển qua nhiều thế hệ để thích nghi với điều kiện tự nhiên đặc trưng của vùng.

Cấu trúc nhà được nâng cao khỏi mặt đất nhờ hệ thống cột bê tông hoặc thép. Chiều cao của cột thường dao động từ 2-3 mét, tùy thuộc vào mức nước lũ cao nhất trong khu vực. Phần sàn nhà chính được xây dựng trên hệ thống cột này, tạo ra không gian sống an toàn trong mùa mưa lũ. Tầng trệt dưới sàn thường được sử dụng để lưu trữ đồ đạc, nuôi gia súc hoặc để trống. Một số gia đình còn tận dụng không gian này để làm bếp hoặc nhà vệ sinh phụ.

Kết cấu nhà trên cột cao để chống bão lũ
Kết cấu nhà trên cột cao để chống bão lũ

Vật liệu xây dựng truyền thống thường được sử dụng là gỗ, tre, nứa. Ngày nay, nhiều ngôi nhà trên cột cao sử dụng kết hợp giữa vật liệu truyền thống và vật liệu hiện đại như bê tông, thép để tăng cường độ bền và tuổi thọ.

  • Ưu điểm: Chống lũ hiệu quả, chi phí xây dựng và duy trì tương đối thấp.
  • Nhược điểm: Việc di chuyển lên xuống cầu thang có thể gây khó khăn cho người già và trẻ nhỏ. Để đảm bảo sự ổn định của ngôi nhà, nền móng phải được xây dựng chắc chắn, đặc biệt là ở những khu vực đất yếu.

Nhà lưỡng cư

Nhà lưỡng cư là một giải pháp kiến trúc sáng tạo, kết hợp những ưu điểm của cả nhà trên cao và nhà nổi. Loại nhà này được thiết kế đặc biệt để có thể thích ứng linh hoạt với sự biến đổi của mực nước, đặc biệt là trong các khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt.

Nhà lưỡng cư thường được xây dựng trên các cột hoặc phao nổi, cho phép toàn bộ ngôi nhà nâng lên hoặc hạ xuống theo mực nước. Hệ thống nâng hạ có thể được điều khiển bằng tay hoặc tự động, giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh độ cao của nhà. Toàn bộ ngôi nhà được xây dựng bằng các vật liệu chống thấm cao cấp để đảm bảo không bị ngấm nước khi ngập lụt.

Cấu tạo nhà lưỡng cư
Cấu tạo nhà lưỡng cư
  • Ưu điểm: Nhà lưỡng cư có thể sử dụng như một ngôi nhà thông thường khi không có lũ và tự động nâng lên khi có lũ, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
  • Nhược điểm: So với các loại nhà truyền thống, nhà lưỡng cư có chi phí xây dựng và bảo trì cao hơn, quy định pháp lý chặt chẽ hơn và yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp hơn do yêu cầu về công nghệ và vật liệu.

Xem thêm: [Tổng hợp] 7 loại vật liệu chống thấm tường ngoài chất lượng cao

Cơ chế hoạt động của nhà lưỡng cư
Cơ chế hoạt động của nhà lưỡng cư

Những điều cần lưu ý khi xây nhà chống lũ

Trong quá trình thiết kế và xây dựng nhà chống lũ, cần chú ý:

  • Đánh giá rủi ro: Nghiên cứu kỹ lưỡng về tần suất và mức độ ngập lụt tại khu vực.
  • Vị trí: Chọn một vị trí phù hợp có khả năng ngập lụt thấp.
  • Mức nước ngập lụt: Xác định mức nước ngập lụt dự kiến trong khu vực để thiết kế nhà chống lũ phù hợp.
  • Tuân thủ quy chuẩn: Đảm bảo thiết kế tuân thủ các quy chuẩn xây dựng và phòng chống thiên tai của địa phương.
  • Ngân sách: Xác định ngân sách của bạn để lựa chọn mẫu nhà chống lũ phù hợp.
  • Tính bền vững: Lựa chọn vật liệu và kỹ thuật xây dựng có khả năng chống chịu tốt trước tác động của nước và thời tiết khắc nghiệt.
  • Nền móng vững chắc: Đảm bảo nền móng vững chắc để chống chọi với áp lực của nước lũ.
  • Vật liệu chống thấm: Sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao để ngăn nước xâm nhập vào nhà.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và kiến trúc, chúng ta có thể kỳ vọng vào những mô hình nhà chống lũ ngày càng hiệu quả và thông minh hơn trong tương lai. Điều này không chỉ giúp bảo vệ cuộc sống của người dân mà còn góp phần xây dựng các cộng đồng bền vững trước những thách thức của biến đổi khí hậu.

Xem thêm: Xu hướng vật liệu xây dựng bền vững và an toàn cho mọi công trình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *