Móng băng 1 phương gồm một dải dài liên tục theo một phương duy nhất (chiều dài hoặc ngang của công trình), thường được sử dụng để đỡ các cột, tường có tải trọng đều. Cấu tạo móng khá đơn giản, thích hợp với các công trình thi công đơn giản và không yêu cầu kỹ thuật cao như nhà dân dụng, nhà phố 3 – 5 tầng,… chiều ngang mặt tiền nhỏ.
Cần thi công móng băng 1 phương đúng quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật, chú ý các yếu tố dễ ảnh hưởng tới độ bền chắc của móng như nền đất, nước, chống thấm, tải trọng công trình,… Cùng tìm hiểu từ A đến Z các thông tin về móng băng 1 phương và ứng dụng trong việc thiết kế xây dựng các mẫu nhà đẹp qua bài viết dưới đây.

Móng băng 1 phương là gì?
Móng băng 1 phương là loại móng đơn giản, tiết kiệm và được sử dụng phổ biến cho các công trình nhà ở có chiều rộng nhỏ hơn 1.5m. Hình dạng móng dài theo chiều ngang hoặc dọc của ngôi nhà, giúp cố định và chịu lực toàn bộ công trình. Móng gồm dầm móng (có 3 loại cứng, mềm, kết hợp) và cánh móng (phụ thuộc chiều rộng nhà).
Ưu điểm chính của móng băng 1 phương là tạo sự liên kết vững chắc giữa tường và cột, giúp phân tán đều trọng lượng công trình xuống nền đất, từ đó giảm áp lực cho móng và hạn chế lún sụt.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại móng này là không phù hợp với các công trình có kích thước lớn hơn và có thể dẫn đến tình trạng lún nhiều hơn móng đơn do diện tích tiếp xúc với đất rộng hơn. Ngoài ra, chi phí thi công móng băng 1 phương cũng cao hơn so với móng đơn.

Cấu tạo của móng băng 1 phương
- Bán móng là phần nằm ngang, kích thước phụ thuộc vào chiều rộng nhà. Bán móng có nhiệm vụ phân tán đều trọng lượng công trình xuống nền đất, giảm áp lực cho móng và hạn chế tình trạng lún sụt.
- Dầm móng nằm dọc, kích thước phụ thuộc vào chiều dài của ngôi nhà. Dầm móng có vai trò liên kết các bán móng với nhau và chịu lực chính cho toàn bộ công trình.
Trên móng băng có lớp bê tông lót mỏng 100mm để bảo vệ móng khỏi ẩm ướt và ăn mòn.
Kích thước phổ thông của các bộ phận móng băng 1 phương:
- Bê tông lót: Dày 100mm.
- Bán móng: Kích thước (900 – 1200) x 350 (mm).
- Dầm móng: Kích thước 300 x (500 – 700) (mm).
- Thép bán móng: Thép Φ 12a150.
- Thép dầm móng: Thép dọc 6 Φ (18 – 22), thép đai Φ 8a150.
Kích thước trên chỉ là kích thước phổ thông, có thể thay đổi tùy theo thiết kế cụ thể của từng công trình. Việc lựa chọn kích thước móng băng 1 phương cần dựa trên các yếu tố như: chiều rộng và chiều dài nhà, tải trọng công trình, điều kiện địa chất khu vực xây dựng,…

Xử lý mặt bằng
- Bước đầu tiên của quy trình bao gồm dọn dẹp, san lấp, đo đạc, đánh dấu vị trí móng để giải phóng, phát quang và xử lý mặt bằng.
- Đồng thời lập phương án thi công chi tiết để đảm bảo tính chính xác và an toàn trong suốt quá trình.
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
- Thép dằn: Chọn theo kích thước bản vẽ thiết kế.
- Bê tông, cát, đá: Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn xây dựng.
- Cốp pha: Sử dụng loại gỗ hoặc ván ép có độ dày phù hợp, chống rò rỉ bê tông.
- Máy móc: Máy đào, máy đầm, máy trộn bê tông, búa, cưa,…
Đào và làm phẳng mặt hố móng
- Xác định chính xác vị trí và độ sâu hố móng theo bản vẽ.
- Đào hố móng với kích thước phù hợp, tránh đào quá sâu gây lãng phí hoặc không đủ sâu ảnh hưởng chất lượng.
- Làm phẳng đáy hố móng để tạo nền hố ổn định cho các bước tiếp theo.
Bố chí thép cốt
- Trên lớp lót bằng bê tông hoặc gạch, đặt các bản kê để giữ khoảng cách thép với đáy hố.
- Sắp xếp thép móng theo đúng phương, đảm bảo khoảng cách và số lượng thép theo bản vẽ.
- Chú ý độ chìm của thép trong bê tông để tăng khả năng chịu lực và chống ăn mòn.
- Liên kết chắc chắn các thanh thép với nhau bằng dây buộc chuyên dụng.
Ghép cốp pha móng
- Đây là bước quan trọng ảnh hưởng đến độ chính xác và chất lượng của móng.
- Sử dụng cốt pha bằng ván khuôn không cong vênh, đảm bảo độ kín khít.
- Cố định khung cốt pha bằng các thanh gỗ để tránh di chuyển trong quá trình đổ bê tông.
- Nối chặt các tấm cốt pha với nhau và dùng vít để ngăn tình trạng tách ra khi đổ bê tông.
- Giữ ổn định tim và cột móng ở vị trí cố định, xác định đúng độ cao trước khi đổ bê tông.
Đổ bê tông
- Sử dụng bê tông mác đúng theo yêu cầu thiết kế, không pha trộn tạp chất.
- Trộn bê tông theo đúng tỷ lệ và quy cách xây dựng.
- Đổ bê tông theo nguyên tắc từ xa đến gần để tránh tình trạng phân tầng.
- Dùng máy đầm để đầm chặt bê tông, đảm bảo loại bỏ bọt khí bên trong.
- Thực hiện các biện pháp bảo dưỡng bê tông theo đúng quy trình kỹ thuật.

Chia sẻ các mẫu bản vẽ móng băng một phương thông dụng
Kiến trúc HNP xin chia sẻ một số bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng móng băng 1 phương để gia chủ tham khảo:


